Avalanche là gì?

Trong cuộc chạy đua công nghệ blockchain như hiện nay, không khó để chúng ta tìm thấy những nền tảng lớn với đầy đủ các chức năng cũng như sự tiện ích của mình đối với người sử dụng. Trong đó, không thể không nhắc đến chính là Avalanche. Trong bài viết dưới đây, iBlockchain sẽ cùng bạn tìm hiểu Avalanche là gì? AVAX là gì? cùng những nội dung liên quan đến Avalanche.

Phương thức hoạt động của Avalanche (AVAX) là gì?

Avalanche là gì? AVAX là gì? Chúng ta đã biết Bitcoin, Ethereum Classic được xây dựng dựa trên nền tảng blockchain với giao thức bằng chứng công việc (Proof of Work) của thuật toán SHA256 cần nhiều năng lượng và sức mạnh của máy, cùng với đó hạn chế trong khả năng mở rộng khối thể hiện qua các đợt hardfork của BTC nâng cấp như BCHA (Bitcoin ABC), BCH (Bitcoin Cash) và BSV (Bitcoin SV).

Với nền tảng blockchain của AVALANCHE, nó sử dụng thuật toán giao thức đồng thuận (Proof of stake) với giao thức gọi là  Snow protocol lấy cảm hứng từ thuật toán gossip algorithms. Giao thức này khắc phục được các thuật toán đồng thuận truyền thống và thuật toán đồng thuận của Nakamoto trước đây.

Cơ chế được tóm tắt ngắn gọn như sau: Hệ thống hoạt động dựa trên hàm toán học xác suất, việc lấy mẫu ngẫu nhiên và cơ chế di căn (metastable mechanism). Tham số này bảo mật sẽ điều chỉnh sao cho khả năng sự đồng thuận rất nhỏ và tùy ý.

Phân tích cho chúng ta thấy rằng cơ chế di căn (metastable mechanism) này rất mạnh mẽ: nó có thể di chuyển mạng (network) lớn đến trạng thái không thể đảo ngược rất nhanh chóng, tính không thể đảo ngược ám chỉ rằng một phần đủ lớn của mạng đã chấp nhận đề xuất và nếu một đề xuất mâu thuẫn sẽ không được chấp thuận với bất kỳ mức nào cao hơn không đáng kể (ε) xác suất.

Xem thêm:  dYdX là gì? Giới thiệu về giao thức tài chính phi tập trung

Ưu điểm: là hệ thống đạt được thông lượng cao (3400 tps), độ trễ xác nhận thấp (1,35 giây) và mở rộng tốt quy mô so với các hệ thống hiện cung cấp chức năng tương tự.

Hệ sinh thái của Avalanche (AVAX)

Avalanche có 3 blockchain được tích hợp sẵn: Chuỗi trao đổi (X-Chain), Chuỗi hợp đồng (C-Chain) và Chuỗi nền tảng (P-Chain). Cả 3 blockchains đều xác nhận và được bảo mật bởi Mạng chính (Primary Network). Mạng chính là một mạng con đặc biệt và  toàn bộ thành viên của tất cả các mạng con tùy chỉnh cũng là thành viên của Mạng chính bằng cách staking ít nhất 2.000 AVAX.

Avalanche là gì?

X-Chain hoạt động giống như một nền tảng phi tập trung tạo và giao dịch tài sản kỹ thuật số, đại diện cho tài nguyên trong thế giới thực (chẳng hạn: vốn chủ sở hữu, trái phiếu) với bộ quy tắc chi phối hành vi của nó, ví dụ như “không thể giao dịch được cho đến ngày mai” hoặc “chỉ gửi được cho công dân Hoa Kỳ.” Một tài sản được giao dịch trên X-Chain là AVAX. Khi bạn phát hành giao dịch cho một blockchain trên Avalanche, bạn sẽ phải trả một khoản phí bằng AVAX.

P-Chain là chuỗi siêu dữ liệu trên Avalanche và điều phối trình xác thực, theo dõi những mạng con đang hoạt động và cho phép tạo ra các mạng con mới.  P-Chain thực hiện các giao thức đồng thuận Snowman.

Xem thêm:  Đồng coin LUNC: Tất cả những điều bạn cần biết

C-Chain cho phép tạo những hợp đồng thông minh bằng việc sử dụng API của C-Chain. C-Chain là một ví dụ của Máy ảo Ethereum cung cấp bởi Avalanche

Hơn nữa, mạng lưới hướng đến mở rộng crosschain với những hệ sinh thái của EThereum. Kết hợp với hệ thống dữ liệu Oracle của Chainlink và kết nối các doanh nghiệp top 500 Fortune để phát triển các nền tảng trên Avalanche.

AVAX token là gì?

Avalanche là gì? AVAX là gì? Avalanche (AVAX) là native token của Avalanche Platform được xây dựng dựa trên cơ chế đồng thuận với thuật toán Snow. Được coi là coin của mạng lưới này. Tóm tắt chức năng như sau:

  • Thanh toán: Đồng tiền này được sử dụng trong các ứng dụng DeFi trên nền tảng, ví dụ: chi phí khi thực hiện những giao dịch trên smart contract của Ava Labs.
  • Staking và nhận thưởng từ cơ chế của Staking. Người dùng tham gia tối thiểu 2.000 AVAX sẽ trở thành nhà khai thác và xây dựng các token con của nó trên nền tảng AVAX.
    Cơ chế quản trị: Điểm khác biệt lớn nhất giữa Avalanche và các nền tảng blockchain khác là cơ chế quản trị. Phần thưởng đặt cọc sẽ thay đổi năng động khi hệ thống phát triển. Năm đầu tiên, phần thưởng Staking hàng năm sẽ nhắm mục tiêu tỷ lệ đào tiền từ 7% đến 12%.

AVAX token là gì?

Token AVAX là token có tổng cung bị giới hạn. Nguồn cung cho mạng chính sẽ là khoảng 410 triệu token và tổng giới hạn đặt ở 720 triệu token. Hệ thống sẽ liên tục mint các token mới khi nó đạt đến giới hạn tối đa, các khoản phí cho hoạt động khác nhau sẽ bị tiêu hủy.  Toàn bộ các hoạt động được triển khai trên mạng con Avalanche chính trả phí trong AVAX, do vậy củng cố AVAX là đơn vị tài khoản trung tâm trong hệ thống.

Xem thêm:  Directed Acyclic Graph là gì?

Thông tin cơ bản về AVAX token

Sau khi hiểu khái niệm Avalanche là gì? AVAX là gì? Ở nội dung này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thông tin cơ bản về AVAX token:

  • Token Name: Avalanche
  • Ticker: AVAX
  • Blockchain: Avalanche
  • Contract: Updating
  • Token Type: Utility, Governance
  • Total Supply: 410.481.770 AVAX
  • Circulating Supply: 295.732.510 AVAX
  • Max Supply: 720.000.000 AVAX

Token Allocation

  • Hỗ trợ cộng đồng và nhà phát triển: 7%
  • Đối tác: 5%
  • Seed Sale: 2.5%
  • Private Sale: 3.64%
  • Public Sale: 10%
  • Đội ngũ: 10%
  • Airdrop: 2.5%
  • Sáng lập: 9.36%
  • Phần thưởng Staking: 50%

Avalanche là gì?

 

Tóm lại,có một vài ý quan trọng liên quan đến Avalanche như sau:

  • Hệ sinh thái Avalanche gồm 3 blockchain tích hợp: X-Chain, P-Chain, C-Chain. Cả 3 blockchain này đều khác nhau.
  • Token trên Avalanche có chính xác là ARC20.
  • Hiện nay sau khi swap xong ARC20 số token sẽ không được hiển thị trên ví. Đây là một lỗi nhỏ chưa được Avalanche khắc phục. Tuy vậy, người sử dụng vẫn thấy được số dư để swap bình thường.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về Avalanche là gì? AVAX là gì? được iBlockchain thu thập và tổng hợp để cung cấp đến bạn đọc. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn nắm được những nội dung căn bản và có cái nhìn tổng quan nhất về Avalanche. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì bạn hãy để lại comment phía dưới cho chúng tôi biết.