Phân tích kỹ thuật coin là gì? Phân tích kỹ thuật được ví là vũ khí không thể thiếu của trader trên thị trường tài chính. Hiện nay với sự phổ biến và tính năng dễ dàng sử dụng của nó thì phân tích kỹ thuật được sử dụng nhiều hơn so với phân tích cơ bản, nhất là trong thị trường forex. Ở bài viết này iBlockchain sẽ giới thiệu sâu để bạn có cách nhìn tổng quan và chi tiết nhất về Phân tích kỹ thuật là gì? Phân tích kỹ thuật coin là gì?
Contents
Phân tích kỹ thuật là gì?
Phân tích kỹ thuật coin là gì? Phân tích kỹ thuật là phân tích xu hướng và biến động về giá và khối lượng tài sản trong quá khứ cũng như hiện tại nhằm dự báo xu hướng mới của giá trong tương lai. Những sản phẩm được áp dụng phân tích kỹ thuật gồm các tài sản tài chính: cổ phiếu, chứng khoán, trái phiếu, ngoại tệ, tiền điện tử hay các loại hàng hóa như vàng, xăng, dầu, nông sản,…tóm lại là tất cả các loại hàng hóa mà giá của chúng phụ thuộc vào quan hệ cung – cầu.
Trong phân tích cơ bản, các nhà đầu tư phải nghiên cứu tất cả những yếu tố tác động đến thị trường như: chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, các yếu tố kinh tế, xã hội…và phải nhận biết được mức độ tác động của chúng đến giá cả trên thị trường là mạnh hay yếu thì việc làm này có vẻ rất khó khăn và mất khá nhiều thời gian.
Nếu không phân tích và nhận định chính xác thì rất dễ gặp phải lỗi nguyên nhân – kết quả bởi các yếu tố trên thị trường đều có sự tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Nhưng với phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư chỉ cần tập trung vào một dữ liệu duy nhất, đấy chính là biến động giá cả. Vì vậy, phân tích kỹ thuật sẽ được sử dụng phổ biến hơn so với phân tích cơ bản.
Nhưng nếu áp dụng cả 2 phương pháp này cùng lúc và cả 2 đều cho ra kết quả giống nhau thì khả năng thành công của giao dịch là rất lớn.
Lịch sử ra đời của phân tích kỹ thuật
Sau khi hiểu khái niệm Phân tích kỹ thuật coin là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về lịch sử ra đời của phân tích kỹ thuật qua các thị trường sau đây:
Tại thị trường Châu Âu:
Phân tích kỹ thuật cổ phiếu và xu hướng được sử dụng hàng trăm năm nay. Ở châu Âu, Joseph de la Vega đã áp dụng những kỹ thuật phân tích kỹ thuật ban đầu nhằm dự đoán thị trường Hà Lan vào thế kỷ 17.
Tại thị trường Mỹ:
Charles Dow là người được biết đến khi đặt nền tảng phân tích kỹ thuật . Còn được biết đến với tên Lý thuyết Dow. Hơn nữa, William P. Hamilton, Robert Rhea, Edson Gould và nhiều người khác – gồm cả một vũ công khiêu vũ tên Nicolas Darvas cũng đã được ghi nhận là những nhà đầu tư đầu tiên đặt nền tảng cho phân tích kỹ thuật.
Họ là những người đại diện cho một quan điểm mới về thị trường. Chẳng hạn như chu kỳ được đo lường tốt nhất bằng các mức cao và thấp trên biểu đồ chứ không phải bằng các thông tin cụ thể từ báo cáo tài chính của các công ty.
Những lý thuyết từ các nhà phân tích kỹ thuật tại thời điểm sơ khai đã được tập hợp và chính thức hóa vào năm 1948 với việc xuất bản Phân tích kỹ thuật về xu hướng chứng khoán của Robert D. Edwards và John Magee.
Tại thị trường Châu Á:
Những mô hình nến có từ thời các thương gia Nhật Bản. Họ hy vọng phát hiện ra những mô hình giao dịch cho vụ thu hoạch lúa. Vào những năm 1990 ở Mỹ với sự ra đời công nghệ giao dịch T0 việc nghiên cứu các mô hình cổ xưa này đã trở nên phổ biến. Tại thời điểm này, đồ thị nến Nhật Bản là một công cụ đọc thị trường. Về sau được sử dụng rộng rãi trong phương pháp đầu tư theo phản ứng giá (Price Action).
Các nhà đầu tư đã phân tích biểu đồ cổ phiếu trong lịch sử. Họ muốn được khám phá các mẫu mới để sử dụng khi đưa ra những ý tưởng giao dịch mới. Những mô hình đảo chiều hình nến nói riêng rất quan trọng để các nhà đầu tư xác định. Còn có một số mô hình biểu đồ hình nến khác thường được sử dụng. Mô hình nến doji và mô hình nến đảo chiều đều được ứng dụng để dự đoán sự đảo chiều giảm giá sắp xảy ra.
Xu hướng thị trường
Ở nội dung trên chúng ta đã tìm hiểu khái niệm Phân tích kỹ thuật coin là gì? Vậy xu hướng thị trường là gì? Xu hướng thị trường (thuật ngữ tiếng Anh: Market trend) là xu hướng của thị trường tài chính di chuyển theo hướng cụ thể qua thời gian. Những xu hướng này được phân loại thành trường kỳ cho các khung thời gian dài hạn, khung thời gian trung hạn được phân là chính và các khung thời gian ngắn hạn sẽ là phụ.
Thương nhân xác định xu hướng thị trường bằng cách dùng phân tích kỹ thuật, khung thời gian đặc trưng xu hướng thị trường như: xu thế giá cả có thể dự đoán được trong thị trường khi giá cả đạt tới ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, thay đổi theo thời gian. Những thuật ngữ thị trường Bò và thị trường Gấu diễn tả các xu hướng thị trường đi lên hay đi xuống một cách tương ứng và có thể được dùng để diễn tả toàn bộ thị trường hay các lĩnh vực và chứng khoán riêng biệt.
Phân tích Kỹ thuật và Phân tích Nền tảng
Chúng ta đã làm rõ phân tích kỹ thuật coin và xu hướng thị trường ở nội dung trên. Tiếp theo là hai phương pháp PTKT và PTNT. Về cơ bản giữa hai phương pháp phân tích chính này có sự khác nhau, nhưng sự kết hợp giữa chúng trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà đầu tư khi ra quyết định.
Các quyết định của nhà đầu tư thường dựa trên phân tích nền tảng những việc xác định điểm vào ra thị trường phụ thuộc vào các phân tích kỹ thuật.
Phân tích nền tảng không có sự xung đột với Phân tích kỹ thuật.
Phương pháp kỹ thuật giúp khắc phục được một số hạn chế của Phân tích nền tảng như:
+ Giá trị nội tại khó tính chính xác
+ Yếu tố tâm lý của các bên tham gia thị trường bỏ qua vai trò.
+ Giảm khả năng xác định thời điểm ngắn hạn.
Phân tích nền tảng dựa vào lý thuyết giá thị trường của một tài sản có xu hướng di chuyển về phía “Giá trị thật” của nó. Giúp các nhà đầu tư có thể nhận biết được xu hướng giá của cổ phiếu.
Phân tích kỹ thuật đây là phương pháp dựa vào biểu đồ, đồ thị diễn biến giá và khối lượng giao dịch của cổ phiếu để phân tích các biến động của cung – cầu đối với cổ phiếu nhằm chỉ ra cách ứng xử ngay túc đó, chỉ dẫn cho nhà phân tích thời điểm nên mua vào, bán ra hay giữ cổ phiếu trên thị trường.
Những lợi ích của phân tích kỹ thuật
- Xác định được thời điểm và giá mua/giá bán hợp lý: Giúp giảm được những trường hợp mua chạm đỉnh, bán chạm đáy
- Giúp cho nhà đầu tư sinh lời nhanh: Nhiều nhà đầu tư sử dụng phân tích kỹ thuật và đã có những lợi nhuận cao trong khoảng thời gian khá ngắn. Tuy vậy, khi thị trường xấu việc giao dịch nhiều theo phương pháp phân tích kỹ thuật sẽ làm nhà đầu tư bị lỗ.
- Phân tích kỹ thuật dễ học, dễ áp dụng hơn phân tích nền tảng: Giúp nhà đầu tư phân tích cổ phiếu nhanh dựa trên đồ thị giá cả và khối lượng, sẽ không mất thời gian nghiên cứu các yếu tố tài chính, thông tin doanh nghiệp
Tổng kết: Trên đây là những chia sẻ chi tiết của iBlokchain về phân tích kỹ thuật coin và xu hướng thị trường. Mong rằng bài viết sẽ mang đến cho bạn những kiến thức cơ bản. Nếu còn câu hỏi gì cần giải đáp về phân tích kỹ thuật coin, bạn hãy để lại dưới phần bình luận chúng tôi sẽ trả lời trong bài viết tiếp theo.