Stop Loss là gì? Vì sao lệnh Stop Loss lại quan trọng trong trading?

Stop Loss là gì? Vì sao nhà đầu tư nên sử dụng lệnh stop loss trong thị trường tiền điện tử đầy biến động? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau định nghĩa stop loss là gì và những lưu ý khi nhà đầu tư đặt lệnh dừng cắt lỗ.

Stop Loss là gì?

Stoploss (lệnh dừng cắt lỗ) là lệnh dùng để hạn chế mức độ rủi ro tại một mức giá đã đặt từ trước, mức giá này gọi là điểm dừng lỗ. Lệnh cắt lỗ giúp nhà giao dịch quản lý được rủi ro đầu tư có thể xảy ra trong những trường hợp bất lợi gây thua lỗ.

Lệnh dừng cắt lỗ chỉ một mức giá cố định thấp hơn giá mua, do nhà giao dịch chọn. Nếu thị trường đi ngược với phân tích và đến đúng điểm dừng lỗ, thì hệ thống sẽ đóng giao dịch. Ngược lại, nếu giá không đạt đến điểm dừng thì lệnh sẽ không thực hiện được.

Ví dụ bạn phân tích và nhận thấy 18,000 USD là vùng hỗ trợ mạnh của BTC. Bạn đặt lệnh mua cặp BTC/USD ở mức giá này và đặt lệnh stoploss ở mức 17,000 USD. Lệnh cắt lỗ sẽ hoạt động khi BTC giảm qua vùng hỗ trợ và chạm mức 17,000 USD. Ngược lại khi BTC tăng giá thì lệnh chốt lời này sẽ không được thực hiện.

stop loss
Stop loss là gì? Vì sao lệnh stop loss lại quan trọng trong giao dịch?

Tại sao cần đặt lệnh Stop loss?

Lệnh stop loss rất cần thiết trong giao dịch, nhất là những giao dịch đòn bẩy lớn. Nó giúp nhà đầu tư giới hạn mức lỗ tối đa mà họ có thể chấp nhận. Khi giá chạm đến điểm cắt lỗ, lệnh này sẽ được kích hoạt để đảm bảo rằng bạn không bị mất nhiều tiền hơn nếu giá tiếp tục giảm mạnh. Dùng lệnh dừng cắt lỗ là một cách bảo toàn vốn thông minh và kiếm lợi nhuận an toàn.

Xem thêm:  OOE Token là gì? Chi tiết về tiền điện tử OOE của OpenOcean

tại sao cần đặt stop loss

Thị trường tiền điện tử luôn biến động, không phải ai cũng có đủ thời gian cũng như kiên nhẫn theo dõi tất cả nhịp chuyển động của thị trường. Stop loss là con đường an toàn cho những ai không thể online thường xuyên để theo dõi biến động giá.

Không có nhà giao dịch nào, kể cả những trader chuyên nghiệp đã có nhiều kinh nghiệm trên thị trường cũng không thể dự đoán chính xác những biến động cả thị trường. Do đó bạn cần thiết lập điểm dừng cắt lỗ mỗi khi vào lệnh, đặc biệt trong thời gian thị trường biến động mạnh để tài sản được an toàn.

Một số sai lầm khi đặt lệnh stop loss

  • Điểm đặt stop loss quá xa 

Tâm lý của những nhà đầu tư mới tham gia thị trường là thường đặt điểm stop loss quá xa. Nếu thị trường đảo chiều đột ngột hoặc những phân tích ban đầu của bạn là sai thì số tiền thua lỗ sẽ khá lớn.

  • Điểm đặt stop loss quá gần

Trái ngược với điểm đặt stop loss quá xa thì khi đặt stop loss quá gần sẽ khiến lệnh của bạn dễ bị sàn quét. Ngay cả những chuyển động nhỏ của thị trường cũng sẽ kích hoạt lệnh bán không cần thiết.

Giả sử giá đang tăng và bạn đặt lệnh stop loss quá gần sẽ có trường hợp giá vừa chạy qua điểm điểm cắt lỗ liền qua về điểm chốt lời (take profit) khiến cho lệnh stop loss của bạn phản tác dụng và mấy đi một khoản lợi nhuận đáng kể.

Xem thêm:  Thị trường NFT Web3 là gì? Các bước phát triển Web3 NFT Marketplace

Một số sai lầm khi đặt lệnh stop loss

  • Liên tục dời điểm stop loss

Dời lệnh cắt lỗ chỉ thích hợp khi lệnh giao dịch của bạn đang có lợi nhuận, nhằm mục đích để bảo toàn số vốn mình đang có. Trong trường hợp giá không theo đúng phân tích và tiến gần đến điểm stop loss thì bạn nên chấp nhận mức thua lỗ trong khả năng của mình. Việc thay đổi liên tục điểm cắt lỗ có thể khiến cho nhà đầu tư hoang mang, ảnh hưởng tâm lý dẫn đến đưa ra những quyết định không hợp lý.

Chiến lược đặt Stop loss hiệu quả

Sau khi đã tìm hiểu stop loss là gì, có thể thấy lệnh cắt lỗ rất quan trọng trong các kế hoạch đầu tư, nhất là với những trader ngắn hạn. Để thu được mức lợi nhuận cao nhất, bạn cần có chiến lược đặt stop loss hiệu quả, phù hợp với xu hướng thị trường. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần phải nhớ trong quá trình giao dịch.

  • Lệnh stop loss sẽ có hiệu quả nếu bạn xác định chính xác điểm cắt lỗ. Việc này yêu cầu nhà giao dịch phải có kiến thức, kỹ năng phân tích kỹ thuật và chiến lược giao dịch tốt bởi không có công cụ nào có thể tính toán thay bạn được. Vì thế để đứng vững trong thị trường tiền điện tử, việc đầu tiên là bạn phải dành thời gian nghiên cứu, học hỏi để nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng của bản thân.
  • Sử dụng tỉ lệ R:R (tỷ lệ rủi ro/phần thưởng). Các nhà giao dịch nên tính toán rủi ro mà họ đang chấp nhận trong mỗi giao dịch so với phần thưởng mà họ nhận được để xác định tỷ lệ rủi ro/phần thưởng. Tối nhất là rủi ro nên thấp hơn hoặc bằng phần thưởng, Nếu rủi ro lớn hơn nghĩa là bạn đang thua lỗ.
  • Sử dụng các đường trung bình MA đóng vai trò như kháng cự hỗ trợ di động.
  • Sử dụng tín hiệu phân kỳ của một số chỉ báo động lượng xác định thời điểm giá đảo chiều.
  • Dựa trên các mô hình nến đảo chiều hoặc Price Action.
  • Sau khi đã tính toán và đặt lệnh, nên nhớ hạn chế gỡ lệnh hay thay đổi điểm stop loss khi có cảm giác thua lỗ.
Xem thêm:  Phân tích kỹ thuật (Technical Analysis) là gì? Ưu nhược điểm

sai lầm khi đặt stop loss

Như vậy, iBlockchain đã chia sẻ những thông tin cơ bản về stop loss là gì và tầm quan trọng của nó trong các kế hoạch giao dịch. Lệnh Stop loss vừa giúp các nhà giao dịch thua lỗ quá nhiều, vừa bảo toàn số vốn khi đã có lợi nhuận mà không cần theo dõi thị trường thường xuyên, có thể quản lý lệnh tự động và tiết kiệm thời gian cho trader.

Bài viết này nhằm mục đích chia sẻ thông tin đến bạn đọc, không phải lời khuyên đầu tư. Tìm hiểu thêm những kiến thức cơ bản nhất về thị trường tiền điện tử tại iBlockchain

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *